• Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    từ đó tìm ra phương pháp rèn luyện nên những bộ óc siêu việt cho xã hội nói chung và nền tảng cho cuộc sống thành công nói riêng, trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện những nghiên cứu tầm cỡ và có giá trị ứng dụng cao

Kiến thức dạy con

Những lực cản đẩy tài năng của trẻ thuận não phải vụt tắt

Rèn luyện trí não đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi phụ huynh. Không chỉ tìm cách cho trẻ phát triển não trái, cha mẹ ngày nay còn muốn con phát triển não phải. Trẻ em nếu mạnh về não phải sẽ có tính cách thích giao tiếp, cởi mở, sáng tạo, thiên về cảm xúc, tương lai các em sẽ mạnh về khả năng học ngôn ngữ, nghệ thuật. Tuy nhiên, với các phương pháp dạy học, rèn luyện trí não truyền thống quá tập trung vào khoa học, tính toán, hầu như chỉ có não trái của trẻ được “chăm sóc” còn não phải lại chịu rất nhiều áp lực làm kém đi khả năng tư duy.

MM_Những lực cản đẩy tài năng của trẻ thuận não phải vụt tắt.1.JPG

Não phải cho tương lai sáng tạo!

1.Quan niệm xã hội

Thứ nhất, quan niệm xã hội từ trước cho rằng học giỏi tức là vượt trội ở các môn khoa học như toán, lý… Do đó các bậc cha mẹ bắt ép các em từ bỏ những thói quen bồi dưỡng nghệ thuật, tình cảm mà lao vào học văn hóa, học toán sẽ khiến não phải của bé ít hoạt động, khả năng phân tích có thể tăng nhưng khả năng tư duy sáng tạo, khả năng ngôn ngữ sẽ ngày một kém đi. Con trẻ có cả phần đời còn lại để rèn luyện não trái, nhưng chỉ có 6 năm đầu đời để phát triển não phải. Nếu bỏ lỡ cơ hội lúc này, con bạn sẽ không thể nào có được hai bán cầu não phát triển đồng đều.

2.Cha mẹ ép buộc

Tương tự, với lí do bị cha mẹ ép buộc, trẻ em cũng không thể tự do phát triển bán cầu não phải của mình. Điều này xuất phát từ quan niệm xã hội, cha mẹ thấy con không nổi trội não trái như những đứa trẻ khác sẽ ép buộc con học thêm, làm bài tập, bỏ đi những môn học yêu thích ban đầu của chúng.

Trong trường hợp trẻ thích nghệ thuật, ví dụ như vẽ tranh nhưng cha mẹ lại bắt buộc con phải tập trung học văn hóa sẽ khiến trẻ bị ức chế. Thứ nhất, sẽ khiến các em chán nản việc học hiện tại. Thứ hai, cha mẹ còn vô tình xóa đi phần tiềm năng non nớt của các con.

3.Mặc cảm từ trẻ

MM_Những lực cản đẩy tài năng của trẻ thuận não phải vụt tắt.2.JPG

Đừng để mặc cảm xóa bỏ tài năng tiềm ẩn của con cái!

Mỗi đứa trẻ có một thế mạnh riêng, tuy nhiên nếu các em nhận ra mình kém hơn các bạn ở một lĩnh vực phổ biến như tập đọc, tập viết, các em sẽ trở nên tự ti. Nếu các bậc cha mẹ không biết xóa bỏ phần cảm xúc tiêu cực đó, các em sẽ mãi mãi từ chối tiếp nhận ngôn ngữ - một phần quan trọng để phát triển não phải.

Vậy nên, trong 6 năm đầu đời, hãy cố gắng để trẻ em rèn luyện trí não để phát triển toàn diện cả hai bán cầu não.

Mới đăng« Quay lại