• Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    Để khám phá bí ẩn về trí tuệ con người,

    từ đó tìm ra phương pháp rèn luyện nên những bộ óc siêu việt cho xã hội nói chung và nền tảng cho cuộc sống thành công nói riêng, trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện những nghiên cứu tầm cỡ và có giá trị ứng dụng cao

Kiến thức dạy con

​SỰ TỰ TIN LÀ “CHẤT NGỌC” CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Cha mẹ thường mong muốn có thể chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống độc lập khi lớn lên, có thể nói tình yêu thương sẽ nuôi lớn trẻ nhưng SỰ TỰ TIN sẽ tạo ra những bệ phóng giúp trẻ tiến xa hơn.

Carl Pickhardt, nhà tâm lý học và là tác giả của 15 đầu sách được viết riêng dành cho các bậc cha mẹ, đã nhận định rằng: “Những đứa trẻ thiếu sự tự tin thường sẽ né tránh việc tiếp nhận những cái mới hay chấp nhận thử thách, chỉ vì chúng sợ thất bại của chúng sẽ khiến người khác cảm thấy thất vọng.”

Giúp con rèn luyện sự tự tin đòi hỏi cha mẹ phải học cách cân bằng giữa sự bảo vệ con khi cần thiết và tạo ra không gian để con tự do quyết định. Vậy đâu là phương pháp để nuôi dưỡng cảm xúc TỰ TIN trong trẻ, cùng Magic Mind Vietnam khám phá nhé:

#1 – TRÒ CHUYỆN CÙNG TRẺ

Ai cũng chỉ có 24 giờ trong ngày và chẳng có ai quá bận để yêu thương cả. Cha mẹ hãy thử cùng sử dụng nguyên tắc “10 phút” trọn vẹn mỗi ngày để tạo ra thật nhiều kí ức cảm xúc tích cực cho trẻ:

10 PHÚT chào buổi sáng!

10 PHÚT khi tan trường!

10 PHÚT sau buổi ăn cơm tối!

10 PHÚT trước khi đi ngủ!

>>> BÀI VIẾT CHI TIẾT VỚI GỢI Ý CỤ THỂ: XEM TẠI ĐÂY

Việc trò chuyện với trẻ là một cách nuôi dưỡng cho trẻ tinh thần tích cực, tự tin khi đứng trước đám đông, hay lớn hơn trẻ sẽ có những bài thuyết trình, những buổi kể chuyện trên lớp.

#2 – DẠY TRẺ LẮNG NGHE

Để trở thành một người giao tiếp hiệu quả, thì bài học LẮNG NGHE nhất thiết phải được rèn luyện tốt. Cha mẹ có thể hướng dẫn con từ những hành động nhỏ:

- Không ngắt ngang lời người khác nói, ra hiệu khi cần phát biểu ý kiến

- Luôn quan sát thái độ của người đối diện để có ứng xử phù hợp.

- Khi trẻ trong trạng thái thiếu kiểm soát hay tranh giành, chấn chỉnh lại hành vi của trẻ và để lần lượt từng trẻ nói.

- Khi nói chuyện hãy nhìn vào đôi mắt của trẻ. Điều đó làm cho trẻ hiểu trẻ rất quan trọng, cha mẹ rất cần trẻ lắng nghe.

Khi trẻ học được cách lắng nghe, trẻ sẽ hình thành dần cho mình cách nói chuyện thuyết phục, có đầu có đuôi, logic để thuyết phục người khác.

#3 – TẠO CƠ HỘI CHO TRẺ CHƠI VỚI CÁC BẠN KHÁC

Khi có cơ hội chơi với những người bạn cùng lứa, trẻ sẽ dễ dàng tự tin nói ra suy nghĩ, ý kiến cũng như thể hiện chính mình một cách thoải mái và an toàn. Khi thói quen này được duy trì thường xuyên, cũng sẽ giúp trẻ dễ dàng bày tỏ quan điểm cá nhân và có chứng kiến riêng cho mình.

#4 – TẠO CƠ HỘI THỂ HIỆN CHÍNH MÌNH

- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện mình ví dụ như trẻ có thể đóng vai cô giáo để chia sẻ về bài toán khó trẻ vừa khám phá ra, việc để trẻ “giảng dạy” cũng là cách rèn luyện khả năng giao tiếp và năng lực tư duy cảm xúc.

- Cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài cũng là một cách vừa giúp trẻ tránh xa thiết bị điện tử vừa giúp trẻ hình thành những kĩ năng mềm cơ bản trong cuộc sống, tự do thể hiện cảm xúc chính mình.

- Khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết các vấn đề và tự đưa ra quyết định. Nhưng cũng cần cho trẻ biết là bạn vẫn luôn ở bên, mỗi khi trẻ cần.

#5 – XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN “GIÁ TRỊ BÊN TRONG”

Không bao giờ là quá sớm để học về các giá trị, bởi các giá trị được tự thân đứa trẻ xây dựng hàng ngày, hàng giờ, thông qua cảm giác, cảm xúc, qua giao tiếp, bắt chước, thói quen,

Một đứa trẻ không thể nói tốt trước đám đông nếu như trẻ chẳng biết nói gì. Nội lực bên trong của trẻ chính là điều cha mẹ cần vun đắp cho con từ từ, qua nhiều ngày nhiều tháng trong chính gia đình. Ví dụ:

- Cha mẹ có thể kể cho con nghe nhiều câu chuyện

- Hướng dẫn trẻ đọc các loại sách phù hợp độ tuổi,

- Xem những bộ phim nội dung bổ ích…

Cùng với những trải nghiệ tích lũy lâu dần, những chất liệu này sẽ chính là “vũ khí bí mật” giúp trẻ mở rộng được lượng kiến thức, những suy nghĩ độc lập. Khi trẻ có được càng nhiều “giá trị bên trong”, những lời bé nói ra khi đứng trước đám đông sẽ càng mang tính thuyết phục, tự tin, chững chạc.

#6 – ĐỪNG ÉP BUỘC TRẺ, HÃY ĐỘNG VIÊN TRẺ

Để có thể động viên, khuyến khích trẻ đúng cách, cha mẹ cần phải nắm rõ được từng hoàn cảnh cụ thể, giúp đỡ trẻ hiểu rõ mục tiêu cần phấn đầu trước mắt chứ không đơn thuần là những lời khen, an ủi.

Khi con cái gặp thất bại, cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Chẳng hạn:

“Mẹ nghĩ là chắc chắn con sẽ làm tốt hơn”.

“Không sao cả! Việc gì rồi cũng sẽ qua!”.

Những lời động viên của cha mẹ trong lúc này có tác động rất tích cực cho trẻ. Nó giúp trẻ lấy lại cân bằng tinh thần, dần gỡ gánh nặng tâm lý về thất bại vừa qua.

Magic Mind Vietnam hy vọng rằng những cách tưởng chừng như đơn giản bên trên sẽ cực kỳ hiệu quả nếu cha mẹ có thể đồng hành cùng con nổ lực vượt qua những giai đoạn phát triển ấy. Bằng những hành động này, trẻ sẽ dần học được cách rèn luyện năng lực tư duy cảm xúc tích cực, cho đến lòng tự tôn lành mạnh.

Mới đăng« Quay lại